V League là gì? Thông tin cần biết về Giải vô địch quốc gia Việt Nam

V League là gì? Hãy cùng tìm hiểu về những năm tháng thăng trầm cùng những sự kiện và bước ngoặc của Giải vô địch quốc gia Việt Nam (V.League) thông qua bài viết sau đây trong chuyên mục bóng đá Việt Nam nhé!

1. V League là gì

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (tiếng Anh: V.League 1, còn có tên gọi khác là LS V.League 1 vì lý do tài trợ) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cao nhất ở Việt Nam, do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. Giải đấu bao gồm có 14 đội thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn sân nhà và sân khách. Đội về đích đầu tiên ở cuối mùa giải sẽ được dự AFC Champions League mùa sau.

Giải ra mắt lần đầu vào năm 1980 với tên gọi Giải bóng đá A1 toàn quốc. Tổng Cục Đường Sắt chính là đội bóng vô địch đầu tiên. Đội bóng thành công nhất trong lịch sử giải đấu giải là Viettel, đội bóng kế thừa của Thể Công với 6 chức vô địch. Giải chuyển sang chuyên nghiệp bắt đầu từ mùa 2000/01 nhằm cho phép các câu lạc bộ tuyển trạch các cầu thủ nước ngoài được tham gia thi đấu. Với sự ra đời của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) vào năm 2012, quyền tổ chức chuyển từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sang cho VPF.

V League là gì? Thông tin cần biết về Giải vô địch quốc gia Việt Nam

V League là gì? Thông tin cần biết về Giải vô địch quốc gia Việt Nam

Để cập nhật lịch thi đấu V.League hay bất kỳ giải bóng chuyên nghiệp nào trên thế giới một cách nhanh nhất, mời bạn xem ngay tại lich bong da hom nay.

Riêng năm 1999, Giải bóng đá tập huấn mùa xuân đã thay thế cho giải vô địch quốc gia và không được công nhận là giải vô địch quốc gia. Đến mùa giải 2000-01, giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp được ra đời với tên gọi là V.League như ngày nay. Vào năm 2012, VPF đã thay thế LĐBĐ Việt Nam (VFF) điều hành giải đấu.

V.League ngày nay có tất cả 14 đội tham dự, đội vô địch sẽ giành suất tham dự AFC Champions League. Theo thể thức hiện nay, thì đội cuối bảng sẽ xuống giải hạng nhất quốc gia, còn đội đứng áp chót sẽ thi đấu ở trận play-off tranh suất cuối cùng dự V.League mùa giải tiếp theo.

Bắt đầu từ mùa giải 2000 – 2001, Giải Vô địch bóng đá quốc gia đã được chuyển sang cơ chế thi đấu chuyên nghiệp và được gọi tắt với tên gọi là V-league.

Năm 2012, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã chính thức được thành lập. Sau khi thành lập, VPF đã đưa ra đề xuất vệ việc đổi tên Giải bóng đá vô địch quốc gia thành Giải bóng đá Ngoại hạng. Tuy nhiên, thay đổi này chỉ được áp dụng trong 5 vòng đấu.

Vào năm 2013, VPF đã đưa ra quyết định thay đổi về tên viết tắt của Giải bóng đá vô địch quốc gia và Giải hạng Nhất quốc gia. Theo đó, Giải hạng Nhất quốc gia sẽ được gọi tắt là giải V-league 2 và Giải bóng đá vô địch quốc gia sẽ được gọi tắt là V-league 1. Tính cho đến thời điểm hiện tại thì V-League đã được đổi tên 6 lần.

2. Thể thức thi đấu của V-League

V-League, hay trước đó có tên gọi khác là giải vô địch bóng đá A1 toàn quốc đầu tiên được tổ chức vào năm 1980 với sự tham gia của tất cả 17 đội được chia thành 3 khu vực. Lúc này, chỉ tìm ra 3 đội mạnh nhất ở 3 miền để thi đấu vòng chung kết, và tổng Cục Đường Sắt đánh bại Công An Hà Nội và Hải Quan để giành được chức vô địch quốc gia đầu tiên trong lịch sử.

Thể thức chia khu vực diễn ra cho đến năm 1995 và đã được thay đổi sang thể thức đá vòng tròn chia 2 lượt đi và về như ngày nay, với việc điều chỉnh số đội sao cho chẵn. Riêng mùa giải 1996, sau khi thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt đi và về, 6 đội đầu bảng đá vòng tròn 1 lượt tranh chức vô địch, 6 đội cuối bảng sẽ tham gia thi đấu theo thể thức tương tự để chọn 2 đội xuống hạng.

Mùa giải V-League năm 1996 bao gồm có 12 đội tuyển cùng tham gia, những đội này sẽ tiến hành thi đấu theo vòng tròn 2 lượt, qua đó sẽ lựa chọn ra được 6 đội có được thành tích tốt nhất. Họ sẽ tiếp tục thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt nhằm tìm ra đội giành được chức vô địch. Còn lại 6 đội cuối BXH sẽ cùng thi đấu với nhau một lượt và 2 đội có điểm thấp nhất sẽ bị xuống hạng.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi truc tiep bong da hom nay sẽ thấy rằng giải đấu V-League có số lượng các đội tham dự ổn định với 14 đội. Nhưng đến năm 2013 là sự kiện đã có hàng loạt đội bóng bị giải thể khiến cho số lượng những đội bóng tham dự V-League giảm xuongs chỉ còn 12 đội. Năm 2014, số lượng các đội bóng tham dự V-League tăng trở lại lên 14 đội.

Hiện nay, cách phân hạng giữa các đội đó là ưu tiên điểm số, rồi tới kết quả đối đầu trực tiếp, hiệu số bàn thắng bàn thua và tổng số bàn thắng. Trong trường hợp có 3 đội bằng điểm thì cách tính này khá rắc rối. Năm 2017, đã từng có cuộc đua tam mã tới ngôi vô địch giữa Quảng Nam, Hà Nội cùng với Thanh Hóa đã phải áp dụng cách tính này trong những vòng cuối.

Bạn có thể xem thêm tỷ lệ dự đoán các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu trên thế giới được cập nhật nhanh chóng và đảm bảo chính xác nhất.

Với những thông tin tổng hợp về V League là gì cũng như một số thông tin hữu ích khác có liên quan đến giải đấu hấp dẫn và đầy kịch tính này. Mong rằng bạn hãy theo dõi và ủng hộ cho V-League nhiều hơn nhé!

Bài liên quan